THE Asia University Rankings: A Leading Benchmark for Higher Education in Asia
Bảng xếp hạng THE Asia University Rankings: Thước đo uy tín và động lực phát triển của giáo dục đại học châu Á
(English below)
Trong bối cảnh giáo dục đại học toàn cầu đang ngày càng hội nhập và cạnh tranh mạnh mẽ, các bảng xếp hạng quốc tế đã trở thành công cụ không thể thiếu để đánh giá chất lượng, định hướng phát triển và khẳng định vị thế học thuật của các trường đại học. Trong số đó, THE Asia University Rankings – bảng xếp hạng các trường đại học châu Á do tổ chức Times Higher Education (THE) thực hiện – được xem là một trong những bảng xếp hạng có uy tín và ảnh hưởng sâu rộng nhất trong khu vực.
Bảng xếp hạng này được công bố thường niên và là phiên bản khu vực hóa của bảng xếp hạng THE World University Rankings, nhằm phản ánh chính xác hơn đặc điểm, mục tiêu và bối cảnh phát triển của các trường đại học tại châu Á – nơi đang nổi lên như một trung tâm mới về tri thức, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi giáo dục. Việc có tên trong bảng xếp hạng không chỉ là một dấu mốc ghi nhận chất lượng đào tạo và nghiên cứu mà còn là cơ hội để các cơ sở giáo dục đại học tiếp cận rộng rãi hơn với mạng lưới hợp tác quốc tế, nâng cao uy tín trong tuyển sinh và thu hút nhân tài.
THE Asia University Rankings đánh giá các trường dựa trên một hệ thống 18 chỉ số hiệu suất, được phân bổ vào 5 nhóm tiêu chí chính, nhằm phản ánh toàn diện hoạt động cốt lõi của một trường đại học hiện đại: giảng dạy, nghiên cứu, tác động nghiên cứu, quốc tế hóa và chuyển giao tri thức. Cụ thể:
- Môi trường giảng dạy (25%) tập trung đo lường chất lượng giảng dạy và điều kiện học tập thông qua các yếu tố như danh tiếng giảng dạy, tỷ lệ giảng viên/sinh viên, tỷ lệ giảng viên có bằng tiến sĩ và thu nhập trên đầu sinh viên.
- Môi trường nghiên cứu (28%) phản ánh quy mô và uy tín nghiên cứu của trường thông qua số lượng công trình nghiên cứu được công bố, nguồn thu từ nghiên cứu và danh tiếng học thuật trong cộng đồng khoa học.
- Chất lượng nghiên cứu (30%) là điểm nhấn trong phương pháp đánh giá từ năm 2024 trở đi. Nhóm tiêu chí này bao gồm: tác động trích dẫn, sức mạnh nghiên cứu (field-weighted impact), xuất sắc nghiên cứu (top 10% bài báo) và ảnh hưởng mở rộng.
- Triển vọng quốc tế (7.5%) đánh giá khả năng hội nhập toàn cầu của trường thông qua tỷ lệ giảng viên quốc tế, sinh viên quốc tế và mức độ hợp tác nghiên cứu quốc tế.
- Thu nhập từ ngành công nghiệp (9.5%) phản ánh năng lực chuyển giao tri thức và hợp tác với doanh nghiệp thông qua các dự án nghiên cứu ứng dụng, bằng sáng chế và dịch vụ khoa học công nghệ.
Phương pháp đánh giá này được thiết kế nhằm tạo ra một cái nhìn khách quan, công bằng và phù hợp với điều kiện phát triển của khu vực châu Á – nơi đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục đại học, với nhiều trường đại học vươn lên cạnh tranh ngang hàng với các đại học hàng đầu thế giới.
Trong bối cảnh đó, sự hiện diện của các trường đại học Việt Nam trong bảng xếp hạng THE Asia University Rankings những năm gần đây là một tín hiệu tích cực, thể hiện sự phát triển vững chắc của giáo dục đại học nước ta trong tiến trình hội nhập quốc tế. Năm 2025, Việt Nam có tổng cộng 9 trường đại học được xếp hạng, trải dài từ nhóm Top 150 đến nhóm 601+, phản ánh sự đa dạng và tiến bộ rõ rệt về chất lượng và định hướng phát triển của các cơ sở giáo dục đại học trong nước.
Đặc biệt, Đại học Duy Tân tiếp tục được xếp trong nhóm 251–300 đại học hàng đầu châu Á năm 2025. Đây là năm thứ hai liên tiếp Duy Tân duy trì vị trí trong nhóm này, sau khi từng đạt hạng 91 năm 2022 và hạng 106 năm 2023. Kết quả này thể hiện sự nỗ lực bền bỉ của nhà trường trong việc phát triển hệ thống đào tạo, đầu tư nghiên cứu, mở rộng hợp tác quốc tế và hướng tới các chuẩn mực học thuật toàn cầu.
(Trung tâm Đảm bảo chất lượng)
THE Asia University Rankings: A Leading Benchmark for Higher Education in Asia
As global higher education becomes increasingly interconnected and competitive, international university rankings have emerged as an essential tool for evaluating quality, guiding institutional development, and strengthening academic reputation. Among them, the THE Asia University Rankings, compiled annually by Times Higher Education (THE), stands as one of the most prestigious and influential rankings in the region.
The Asia-specific version of THE’s global university rankings, this list is tailored to reflect the missions, goals, and regional context of Asian universities—many of which are rapidly becoming new centers of knowledge creation, innovation, and educational transformation. Being featured in this ranking affirms a university’s quality in education and research, and opens up broader opportunities for international cooperation, global student recruitment, and talent development.
The THE Asia University Rankings 2025 evaluates institutions based on 18 performance indicators, grouped into five key pillars that represent the core missions of a modern university:
- Teaching (25%): Measures the teaching environment, including reputation, student-to-staff ratios, faculty qualifications (doctoral degrees), and institutional income per student.
- Research Environment (28%): Assesses research productivity, funding, and reputation within the academic community.
- Research Quality (30%): Introduced in 2024, this expanded category includes citation impact, research strength (field-weighted impact), research excellence (top 10% most-cited papers), and broader research influence.
- International Outlook (7.5%): Examines internationalization efforts, including proportions of international faculty and students, and cross-border research collaborations.
- Industry Income (9.5%): Reflects knowledge transfer and real-world impact through partnerships with industry, consultancy, and applied research.
This robust methodology provides a balanced, fair, and regionally relevant assessment of institutional performance. It supports universities in identifying strategic improvements and reinforces their roles in sustainable regional development.
Against this backdrop, the rising presence of Vietnamese universities in THE Asia University Rankings marks a promising sign of Vietnam’s growing academic stature in the region. In 2025, a total of nine Vietnamese universities are featured, spanning from the Top 150 to the 601+ group. This diversity reflects the positive transformation and expanding ambitions of Vietnam’s higher education sector.
Notably, Duy Tan University is ranked in the 251–300 band in the 2025 edition. This marks the second consecutive year the university has maintained its position in this band, after previously ranking 91st in 2022 and 106th in 2023. The consistent inclusion of Duy Tan University in the Top 300 affirms its sustained commitment to quality education, impactful research, and international collaboration, aligned with global academic standards.